Blog Hotel Link

Booking.com tips | Tăng trưởng booking trong mùa hè 2021

Written by Hotel Link Việt Nam | 06:29:09 04-03-2024

Ngành du lịch đang đang dần hồi phục nhờ vào chiến dịch tiêm vắc xin cộng đồng tại nhiều nước. Điều này giúp tăng sự tự tin của mọi người để bắt đầu lên lại kế hoạch du lịch sau thời gian dài không thể ‘xách ba lô và đi’. Theo thống kê gần đây của Google lượng tìm kiếm toàn cầu với từ khóa ‘travel to’ và ‘can I travel‘ tăng cao kỷ lục đến 100% và 800% cho thấy nhu cầu và mong muốn được du lịch tại các nước.

Booking.com cũng thấy được những tín hiệu tích cực này từ lượng tìm kiếm dịch vụ lưu trú trên nền tảng đặt phòng của họ. Một số thông điệp quan trọng được rút ra dành cho các cơ sở kinh doanh lưu trú để giúp bạn có thể lên kế hoạch, hành động và đón đầu được xu hướng du lịch bùng nổ vào kỳ hè năm nay.

1. Lượng tìm kiếm tăng nhanh về dịch vụ trong các tháng 6, 7, 8, 9

Theo Booking.com, lượng tìm kiếm đã tăng trở lại và cán mốc cùng kỳ trong năm 2019. Hơn 1/3 lượng search này tập trung vào tìm kiếm nơi lưu trú cho kỳ nghỉ hè sắp tới. Sau thời gian dài ‘đóng băng’ không thể du lịch, nhiều người sẽ rất hào hứng để bắt đầu chuyến đi đầu tiên của mình khi những hạn chế về di chuyển được dỡ bỏ. Vì vậy, những tháng hè từ tháng 6 đến tháng 9 được dự báo sẽ bùng nổ với lượng booking lớn.

Lượng search về dịch vụ lưu trú tăng đáng kể trên Booking.com

Tips dành cho cơ sở lưu trú:

  1. Kiểm tra thông tin về phòng đăng bán trên extranet. Bạn cần cập nhật chính xác thông tin listing gồm tên phòng, dạng phòng, mô tả và các cơ sở vật chất, tiện ích cung cấp. Gia đình sẽ là một trong những nhóm khách hàng chính trong mùa hè năm nay, vì vậy đừng quên cập nhật chính sách và giá dành cho đối tượng trẻ em.

  2. Cập nhật giá và lượng phòng trong dài hạn. Để khách tìm kiếm có thể thực hiện đặt phòng của bạn, listing cần phải có thông tin về giá và số lượng phòng. Khách có thể bao gồm những người đặt phòng vào phút chót hoặc những người sẽ lên kế hoạch và đặt phòng sớm cho chuyến đi của họ. Vì vậy bạn cần mở phòng đăng bán trong cả ngắn và dài hạn để không bỏ lỡ bất kỳ vị khách nào. Booking.com khuyến nghị các cơ sở lưu trú nên mở phòng bán trong khoảng thời gian 16 tháng để tối đa khả năng tiếp cận khách du lịch. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý thiết lập những thông tin về công suất phòng với số lượng người cho phép và giá dành cho khách tăng thêm.

  3. Cập nhật các quy định, chính sách. Tất cả những chính sách về quy định của cơ sở lưu trú dành cho khách, chính sách hoàn hủy, đặt cọc,…được yêu cầu điều chỉnh nếu có bất cứ cập nhật để đảm bảo minh bạch trước khi khách đặt phòng quyết định đặt phòng với bạn.

2. Tính linh hoạt tác động lớn đến quyết định đặt phòng

Booking.com cho biết 90% khách du lịch có xu hướng tìm kiếm những dịch vụ lưu trú có chính sách linh hoạt. Yếu tố linh hoạt ở đây đề cập đến khả năng hủy phòng trước ngày check-in phòng khi kế hoạch của họ thay đổi. Đây luôn là tiêu chí mà hầu hết khách du lịch mong muốn, và dịch COVID-19 càng làm mong muốn này mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nếu cơ sở lưu trú của bạn chưa cung cấp sự linh hoạt này, bạn có thể đối mặt với việc đánh mất cơ hội đạt được booking của khách.

Tips dành cho cơ sở lưu trú:

  1. Chính sách giá linh hoạt. Trong bối cảnh còn nhiều biến động như hiện nay thì chính sách này sẽ giúp bạn thu hút được nhiều chú ý từ khách du lịch. Bạn có thể kết hợp chính sách này với chính sách không hoàn tiền để có thể hạn chế giảm doanh thu.

  2. Khả năng điều chỉnh ngày cho booking. Một cách khác để cân bằng giữa mục tiêu đạt nhiều booking mà vẫn đảm bảo doanh thu nhất định là linh hoạt điều chỉnh ngày booking cho khách. Ví dụ, Booking.com cho phép cơ sở lưu trú thực hiện đổi ngày đặt phòng hoặc yêu cầu đổi ngày với khách trên extranet. Tính năng này giúp bạn có phản hồi tốt hơn với kế hoạch thay đổi của khách đặt và giảm được tỷ lệ hủy phòng.

3. Nhu cầu ở dài hơn

Booking.com cho biết họ nhận được nhiều booking dài hạn từ 7 ngày trở lên nhiều hơn so với năm 2019. Theo Euronews, nhiều người có xu hướng chưa muốn vội vã trở về văn phòng mà dành thời gian cho các kỳ nghỉ và họ có thể sẽ lựa chọn hình thức làm việc từ xa để vừa đáp ứng được yêu cầu công việc và du lịch, từ đó thời gian lưu trú sẽ tăng.

Tips dành cho cơ sở lưu trú:

  1. Cài đặt giá dài hạn. Bạn nên có chính sách giá dành riêng cho những booking dài ngày như gói giá tuần, tháng để có thể hiển thị và tiếp cận đến những đối tượng khách du lịch có nhu cầu lưu trú nhiều hơn 7 ngày.

  2. Nhấn mạnh những tiện ích & cơ sở vật chất. Những khách ở dài hạn sẽ có sự quan tâm hơn đến tiện ích phòng, chất lượng cơ sở vật chất tại nơi của bạn, vì vậy đừng quên nêu rõ những điểm đặc biệt về lợi ích phòng mà bạn có cung cấp để thu hút họ.

  3. Đảm bảo tính riêng tư và những dịch vụ tự phục vụ.

4. Mối bận tâm về các biện pháp an toàn tại nơi lưu trú

Khách du lịch trở nên rất nhạy cảm với yếu tố vệ sinh, an toàn đặc biệt sau mùa dịch, điều này thể hiện qua xu hướng đặt phòng với những cơ sở lưu trú có áp dụng biện pháp bảo vệ cụ thể. Do đó, bạn cần khiến họ tin tưởng bằng cách thông tin rõ ràng những quy định, quy trình đảm bảo an toàn sức khỏe cho khách như thường xuyên vệ sinh, sát khuẩn,… đang thực hiện.

Tips dành cho cơ sở lưu trú:

Hiển thị các biện pháp an toàn. Các kênh đặt phòng như Booking.com hay website của bạn cho phép các thiết lập hiển thị về phương pháp an toàn để khách có thể đọc. Việc hiển thị rõ ràng sẽ giúp bạn đạt được ưu thế hơn so với những cơ sở lưu trú không thực hiện bước này.

Cập nhật thông tin về biện pháp an toàn Booking.com extranet

5. Lượng lớn booking thực hiện qua di động và app

Một lượng khách du lịch đáng kể sẽ tìm kiếm thông tin bằng các thiết bị di động của họ. Hơn 2/3 lượng booking trên nền tảng Booking.com được thực hiện bằng di động và một phần trong đó là qua app.

Tips dành cho cơ sở lưu trú:

Cài đặt giá di động. Bạn đừng bỏ lỡ cơ hội được tìm thấy bởi những khách du lịch truy cập qua di động này bằng cácch kích hoạt loại giá này để tạo sự hiển thị. Bạn sẽ có thể tăng thêm 28% lượng booking thông qua chính sách giá này.