Để chuẩn bị cho một chuyến du lịch, việc tìm thông tin vé máy bay, chỗ ở thường tốn nhiều thời gian, công sức của chúng ta. Vì vậy, Google mang đến công cụ Travel Help để người dùng tiếp cận được nguồn thông tin tập trung về các dịch vụ du lịch cần thiết nhằm lập kế hoạch hoàn chỉnh cho chuyến đi.
Với vai trò là đơn vị kinh doanh lưu trú, công cụ này mang đến những lợi ích không ngờ giúp bạn phát triển được doanh thu của mình. Qua bài viết này, Hotel Link sẽ giúp bạn hiểu về cách thức hoạt động của Google Travel cũng như mang đến vài gợi ý để cải thiện hiển thị đến người dùng Google Travel, từ đó tăng lượng truy cập website và lượng booking trực tiếp cho cơ sở lưu trú của bạn.
Có 3 hoạt động chính mà người dùng có thể thực hiện trên Google Travel để xây dựng kế hoạch chuyến đi của mình gồm tìm kiếm chuyến bay, tìm kiếm dịch vụ lưu trú và khám phá những hoạt động, trải nghiệm, điểm tham quan nổi tiếng tại nơi đến.
Trên Google Travel, người dùng sẽ tìm được những mục tương ứng để tra cứu thông tin mình đang cần như:
Flights: về các chuyến bay được thống kê theo nhu cầu tìm kiếm chọn lọc dựa trên điểm khởi hành, điểm đến, một hay hai chiều, thời gian, số lượng người và hạng vé máy bay.
Hotels / Vacation Rentals: về các dịch vụ lưu trú như khách sạn và những dạng chỗ ở kỳ nghỉ khác như homestays, căn hộ, villa, cruise…được thống kê dựa trên thông tin người dùng nhập vào gồm điểm đến, ngày check-in & check-out, số lượng người.
Things to do: về những hoạt động vui chơi, giải trí và các điểm tham quan nổi tiếng tại khu vực mà người dùng đang tìm kiếm.
Như vậy, cách thức cung cấp thông tin của Google Travel khá tương tự như Google Search khi sẽ yêu cầu thông tin từ khóa cung cấp bởi người dùng và hiển thị các kết quả tương ứng cho tìm kiếm của họ. Tuy nhiên, Google Travel chuyên về lĩnh vực du lịch với thanh tìm kiếm chi tiết hơn như thời gian chuyến bay hay thời gian ở, số lượng người bao nhiêu,… để có thể đề xuất thông tin chính xác với nhu cầu. Danh sách kết quả hiển thị cho người dùng bao gồm tất cả các dịch vụ từ nhiều nhà cung cấp khác nhau trong mảng được tìm kiếm, kèm đó là mức giá tương ứng của dịch vụ và liên kết dẫn đến trang website chính thức của nhà cung cấp để người dùng tham khảo chi tiết.
Cách thức hoạt động của Google Travel
Nhu cầu về chỗ ở như khách sạn, homestay, nhà nghỉ, villa,… là một phần không thể thiếu trong các chuyến du lịch hay công tác, vì vậy Google đã ưu tiên phát triển mục này trên nền tảng của mình để tối ưu trải nghiệm tìm kiếm cho người dùng.
Mỗi ngày có hàng triệu khách du lịch thực hiện tìm kiếm trên nền tảng này và trong đó, tìm kiếm về khách sạn chiếm phần lớn trong lượng search. Vì vậy, việc cơ sở lưu trú của bạn có thể xuất hiện trong kết quả của Google Travel sẽ mang đến cơ hội lớn để tiếp cận đến rất nhiều khách tiềm năng nội địa và quốc tế.
Ngoài ra, Google không hỗ trợ đặt phòng trực tiếp mà sẽ thiết lập liên kết dẫn về trang website của khách sạn. Vì vậy, sau khi kiểm tra thông tin phòng, giá cả, số lượng, nếu khách nhấp vào nút Đặt phòng sẽ được dẫn đến trực tiếp kênh đặt phòng của OTA hoặc khách sạn. Nên ngoài lợi ích được xuất hiện trước nhiều người tìm kiếm, bạn còn có thể tăng lượng truy cập đổ về website và có khả năng trực tiếp chuyển đổi họ thành khách hàng thực sự của mình với những thông tin deal hấp dẫn.
Google Travel sẽ đưa ra kết quả tìm kiếm dựa vào thuật toán phân tích và tổng hợp, nhằm tối ưu trải nghiệm cho người dùng, chính vì vậy để có cơ hội xuất hiện với tần suất nhiều nhất và có mặt trên top đầu danh sách tìm kiếm, các khách sạn cần cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến dịch vụ của mình.
Bước đầu tiên bạn cần làm là tạo hồ sơ trực tuyến cho khách sạn của mình trong mục Google My Business (GMB). Hồ sơ này yêu cầu cung cấp các thông tin quan trọng gồm tên khách sạn, địa chỉ, thông tin liên hệ, ngày giờ hoạt động, hình ảnh phòng & cơ sở vật chất, thông tin các tiện nghi tại khách sạn,…Sau khi tạo hồ sơ, Google sẽ thực hiện xác minh doanh nghiệp qua thư hoặc điện thoại.
Hồ sơ GMB đã được xác minh sẽ giúp khách du lịch có thể tìm thấy bạn trực tuyến qua Google Search và Maps. Khách sạn có thể tăng tương tác với người dùng bằng các bài đăng thường xuyên, thu thập reviews của các khách đã trải từng nghiệm dịch vụ để phát triển thương hiệu & thu hút thêm khách mới, và khách tìm kiếm có thể liên hệ khách sạn qua số điện thoại hoặc vị trí hiển thị trên Google Maps khi cần.
Đây là tính năng khá mới của Google cho phép cả khách sạn và OTA tham gia. Nếu người dùng thực hiện tìm kiếm khách sạn tại khu vực của bạn trên Google Search hay Google Maps thì dịch vụ lưu trú của bạn sẽ xuất hiện trong list kết quả với giá cụ thể và nút đặt phòng. Đặc biệt, khi khách nhấn Đặt phòng thì sẽ được điều hướng đến trang web của khách sạn hoặc OTA, và Google hiện không tính phí cho những lần điều hướng này.
Để có thể sử dụng tính năng này, bạn cần có sẵn thông tin giá và lượng phòng trên trang web đặt phòng của mình và thực hiện kết nối các dữ liệu này đến Google Hotel Center. Quá trình đẩy dữ liệu cần được thực hiện bởi những đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối cho khách sạn. Trong tương lai, khách sạn có thể tự mình đẩy dữ liệu thủ công qua Google My Business nhưng cách này vẫn chưa được chính thức chấp nhận bởi Google.
Là đối tác có kết nối với Google, Hotel Link sẽ giúp kết nối lượng phòng, giá bán của khách sạn với hệ thống của Google thông qua công cụ Booking Engine và Channel Manager. Toàn bộ quy trình cập nhật dữ liệu được Hotel Link xử lý, khách sạn không cần thực hiện bất kỳ thao tác nào mà chỉ cần chờ kết quả. Nếu còn đang tìm kiếm đối tác công nghệ giúp bạn thực hiện việc này, hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn.
Google My Business và Free Booking Link là hai phương cách cần thiết để bạn xuất hiện trực tuyến trên trang Google Travel.
Bên cạnh thông tin yêu cầu về điểm đến, thời gian ở và số lượng người, Google Travel còn cung cấp công cụ lọc chi tiết dựa trên các yếu tố khác gồm chính sách hủy phòng miễn phí (Free Cancellation) và tiện nghi khách sạn (Amenities – Wifi, hồ bơi, nhà hàng, bãi đỗ xe miễn phí,…) để chọn ra những kết quả gần nhất với nhu cầu của người dùng. Thông tin này sẽ được Google thu thập từ nhiều nguồn trực tuyến như website khách sạn, các kênh mà bạn có kết nối bán phòng, từ review của khách du lịch hay bất cứ trang mạng nào có thông tin của đơn vị lưu trú. Vì vậy, bạn cũng cần chú ý cập nhật rõ ràng các chính sách và tất cả tiện ích mà bạn có cung cấp trên website và social media của mình, cũng như trên các kênh bán phòng khác để Google có thể tìm thấy bạn dựa trên các tiêu chuẩn lọc tương ứng.
Tóm lại, Google Travel là một kênh Metasearch đang phát triển mạnh mẽ và mang đến cơ hội marketing to lớn cho ngành du lịch và khách sạn. Để tận dụng cơ hội được tạo ra từ Google Travel, liên hệ với Hotel Link để chúng tôi có thể giúp bạn cải thiện hiển thị trên nền tảng hữu ích này nếu như không muốn các kênh OTA dành lấy lợi thế.