Expedia GroupTM đã là đối tác quan trọng của Hotel Link trong suốt nhiều năm nay và bài viết dưới...
Những điều cần biết khi kinh doanh homestay để tránh rủi ro
Kinh doanh lĩnh vực nào cũng đều có sự rủi ro. Tuy nhiên, để thực hiện tốt bạn cần phải sở hữu một lượng kiến thức nhất định. Đối với kinh doanh homestay, vốn là mô hình lưu trú ngày càng cạnh tranh thì việc hiểu rõ và có chiến lược sẽ giúp giảm tỷ lệ rủi ro khi đầu tư.
Tại sao có rủi ro khi kinh doanh homestay?
Homestay là một mô hình lưu trú phù hợp với người trẻ tuổi, càng đặc biệt hơn khi tọa lạc ở những vị trí hòa hợp với thiên nhiên như núi rừng, bãi biển. Chính vì sở hữu “lượng cầu” lớn nên ngày càng có nhiều những homestay mọc lên khắp nơi.
Có nhiều rủi ro khi kinh doanh homestay
Chính vì ngày càng cạnh tranh gay gắt nên việc có rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Ngoài ra, một số yếu tố dưới đây cũng có thể khiến tăng rủi ro đầu tư kinh doanh homestay:
-
Thiếu kiến thức tài chính: việc thiếu kiến thức tài chính có thể khiến bạn không kiểm soát được tình hình chi phí phát sinh.
-
Rào cản pháp lý (sẽ giải thích chi tiết ở phần dưới): pháp lý về kinh doanh homestay chưa thật sự rõ ràng, do đó bạn cần tìm hiểu thêm về mô hình kinh doanh này.
-
Quản lý khách hàng không dễ: một bộ phận khách hàng thiếu ý thức có thể khiến bạn phải thường xuyên nâng cấp và bảo trì hệ thống homestay của mình. Từ đó phát sinh nhiều chi phí.
Những điều cần biết khi kinh doanh homestay giúp giảm rủi ro
Dưới đây là những điều bạn cần biết trước khi tiến hành kinh doanh homestay.
Bổ sung kiến thức tài chính
Kiến thức tài chính cần cho hầu hết các mô hình kinh doanh. Tuy nhiên, với homestay, bạn cần phải lưu ý quản lý chi tiêu, doanh thu và lợi nhuận rõ ràng. Ví dụ: trang trí là một trong những hạng mục thường xuyên thực hiện nên cần tính toán trước khoản chi này. Ngoài ra còn có chi phí cho nhân viên, vệ sinh phòng, thực phẩm/nước uống để bán thêm dịch vụ,…Có thể dùng hệ thống hoặc thủ công quản lý tài chính, các khoản thu chi tùy vào quy mô của homestay, nhưng trong trường hợp nào chủ homestay đều cần lưu ý kỹ càng mục công việc này để đảm bảo hiệu quả hoạt động nhất, tránh thất thoát.
Bổ sung kiến thức tài chính trước khi kinh doanh homestay
Tìm hiểu pháp lý trước khi kinh doanh
Pháp lý đối với bất cứ một ngành nghề nào cũng rất quan trọng. Đặc biệt với kinh doanh homestay, khi pháp luật chưa đủ đầy để bảo vệ người kinh doanh cũng như những khách hàng thuê homestay.
Tìm hiểu pháp lý trước khi kinh doanh
Do đó, để tránh được nhiều các vấn đề phức tạp, bạn nên tìm hiểu rõ về pháp lý kinh doanh homestay. Có thể liên hệ đến các văn phòng luật sư để được tư vấn và giải đáp. Hoặc khi đăng ký bán phòng trên Airbnb, kênh OTA đặc biệt dành riêng cho thuê apartment và loại hình như homestay, bạn sẽ có một cộng đồng người cho thuê (host), nơi bạn có thể giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và những vấn đề gặp phải để tìm kiếm lời khuyên.
Có nội quy sử dụng homestay rõ ràng
Việc quy định nội quy sử dụng homestay rõ ràng và đảm bảo khách hàng một khi thuê homestay thì đã đồng ý thực hiện đúng nội quy này. Trong nội quy, bạn nên ghi rõ một số vấn đề có thể xảy ra như:
-
Những mất mát của khách hàng có thể chủ homestay không giải quyết được
-
Giá trị những món đồ và quy định đền bù khi xảy ra bất cứ rủi ro nào với homestay của bạn.
-
Quy định về an toàn, phòng chống cháy nổ, quy định về hút thuốc lá, quy định về sử dụng chất kích thích, ngăn cấm hành vi sử dụng ma túy,…
Trên đây là một vài nội dung để giúp bạn giảm rủi ro khi kinh doanh homestay. Hy vọng với những thông tin Hotel Link chia sẻ trên sẽ gợi ý cho bạn một bản marketing và chiến lược kinh doanh homestay hiệu quả nhất.