Website khách sạn là một trong những kênh marketing và tiếp cận khách hàng không thể thiếu. Một...
5 Thủ Thuật Hotel Digital Marketing Tăng Lượng Booking Trực Tiếp
Bạn có biết 87% khách du lịch hiện nay sẽ truy cập website của các khách sạn để tra cứu thông tin trước khi thực hiện đặt phòng? Theo kết quả nghiên cứu của Google, những khách du lịch này sẽ truy cập trung bình 18 website qua nhiều dạng thiết bị khác nhau và trải qua 8 phiên truy cập trước khi quyết định đặt. Vậy làm cách nào để khách sạn của bạn nổi bật hơn so với đối thủ? Câu trả lời chính là nắm bắt hành vi khách hàng mục tiêu và áp dụng các công cụ digital marketing để thu hút sự chú ý của họ khi họ thực hiện tìm kiếm thông tin trực tuyến.
Digital Marketing Cho Khách Sạn Là Gì?
Digital Marketing cho khách sạn là tất cả những ý tưởng và hoạt động nhằm tối đa hóa sự hiện diện trực tuyến cho khách sạn và tăng doanh thu đến từ booking trực tiếp. Những hoạt động này bao gồm tối ưu hóa website và công cụ đặt phòng của khách sạn, xây dựng hình ảnh và quảng cáo khách sạn của bạn trên những trang mạng xã hội như Instagram & Facebook, thậm chí tăng sự xuất hiện trên các OTA để đạt được khách hàng ngay tại đây.
Với nhiều khách sạn hiện nay, Digital Marketing là một lựa chọn chứ chưa phải là sự ưu tiên. Họ chú tâm vào việc vận hành hoạt động khách sạn và phụ thuộc gần như hoàn toàn vào các OTA trong vấn đề thúc đẩy bán phòng trực tuyến với chi phí bỏ ra không hề nhỏ cho các đơn vị trung gian này. Tuy nhiên, Digital đang bùng nổ và phát triển mạnh mẽ, các khách sạn cũng như những đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trú không thể mặc kệ và nằm ngoài dòng chảy này nữa.
Vì Sao Chiến Lược Digital Marketing Quan Trọng Cho Khách Sạn?
Nghiên cứu cho thấy 70% bookings trực tuyến của khách sạn đến từ OTA. Đây là kết quả cho sự đầu tư mạnh mẽ của những đơn vị này vào hoạt động digital marketing và các công nghệ để thu hút khách du lịch trong từng giai đoạn trải nghiệm trực tuyến của họ. (Expedia là một ví dụ điển hình khi đầu tư vào đội ngũ 5,000 kỹ sư dành riêng cho mảng tối ưu hóa digital và quy trình đặt phòng).
Điều này khẳng định khó khăn không hề nhỏ cho các khách sạn trong “trận chiến” đối đầu với OTA để dành lấy sự chú ý của khách hàng online. Nhưng tình hình có thể được lật ngược nếu các đơn vị lưu trú có chiến lược sử dụng digital marketing hiệu quả. Hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu về 5 giai đoạn chuyển biến hành vi của khách du lịch từ khi họ bắt đầu ý định đến khi quyết định mua dịch vụ:
-
Ý tưởng: Khách du lịch có ý định về kỳ nghỉ lý tưởng. Tại thời điểm này, họ vẫn chưa có kế hoạch rõ ràng về chuyến đi.
-
Lên kế hoạch: Khách du lịch đã xác định rõ mong muốn của họ trong chuyến đi. Họ bắt đầu thực hiện tìm kiếm về loại phòng, giá và các gói dịch vụ,…
-
Đặt phòng: Khách du lịch quyết định loại phòng và giá mà họ muốn, sau đó thực hiện đặt phòng.
-
Trải nghiệm: Khách du lịch sẽ có những trải nghiệm đầu tiên với thương hiệu của bạn thông qua website, và quá trình này sẽ tiếp tục khi họ thực hiện đặt phòng với công cụ booking engine và sử dụng dịch vụ, và kết thúc khi khách check out.
-
Chia sẻ: Khách hàng của bạn sẽ chia sẻ trải nghiệm của mình đến với cộng đồng của họ và nhiều người khác. Nếu đó là những trải nghiệm tốt, họ sẽ là người ủng hộ và chia sẻ bình luận tích cực về dịch vụ tuyệt vời của bạn thông qua các review, đăng bài trên trang mạng xã hội và giới thiệu đến với bạn bè, người thân và cộng đồng của họ.
Đây là năm giai đoạn quan trọng trong hành trình khách hàng mà mọi khách sạn cần nắm rõ trước khi triển khai chiến dịch digital marketing của mình. Tạo được trải nghiệm tốt cho khách trong suốt hành trình này, bạn sẽ xây dựng được ấn tượng và thu hút về nhiều booking trực tiếp hơn, giảm phụ thuộc vào OTA và giảm chi phí cho các kênh trung gian này.
5 Thủ Thuật Digital Marketing Cho Khách Sạn Giúp Tăng Lượng Booking Trực Tiếp
1. Đầu tư phát triển website và booking engine cho khách sạn
Trang web chính là “tài sản” trực tuyến quan trọng nhất của khách sạn, đóng vai trò không thể thiếu trong việc kết nối và truyền tải thông điệp đến các vị khách tiềm năng đang thực hiện tìm kiếm thông tin cho quyết định đặt phòng của họ.
Khách sẽ dành ra trung bình 6 phút để ghé thăm và dừng lại tại một website. Vì vậy, hãy tận dụng khoảng thời gian quý giá này để gây ấn tượng với họ bằng những hình ảnh thu hút của khách sạn, mô tả ngắn gọn nhưng đầy đủ về loại phòng cũng như các ưu đãi hấp dẫn. Cho họ thấy những dịch vụ khác biệt mà khách sạn cung cấp nhằm tối ưu trải nghiệm khách hàng. Video là một xu hướng content tuyệt vời để chuyển tải tất cả những điều đặc biệt mà bạn có để gây ấn tượng với khách.
Bên cạnh một trang website thu hút, công cụ booking engine được tối ưu là không thể thiếu để phục vụ cho mục đích chuyển đổi. Sau khi đọc thông tin trên website, khách có xu hướng đặt phòng nếu dịch vụ khách sạn đáp ứng được nhu cầu của họ, đến lúc này booking engine đóng vai trò giúp cho quá trình đặt phòng diễn ra thuận tiện và dễ dàng nhất. Booking engine sẽ thể hiện đầy đủ thông tin về loại phòng và giá, ngoài ra có thể cập nhật dữ liệu tự động và ngay lập tức đến hệ thống quản lý vận hành (PMS) của khách sạn thông qua công cụ Channel Manager. Tốc độ tải của Booking Engine cũng là yếu tố cần chú ý vì nó có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ chuyển đổi.
2. Tối ưu hóa Website và Booking Engine cho thiết bị di động
Nghiên cứu của Google cho thấy gần 50% người dùng thiết bị di động cảm thấy thoải mái và thuận tiện khi tìm kiếm thông tin, lập kế hoạch và đặt phòng cho chuyến du lịch của họ trên những chiếc điện thoại thông minh. Thiết bị di động hiện đang là phương tiện được nhiều người tiêu dùng sử dụng để thực hiện các hành động mua sản phẩm /dịch vụ. Tuy nhiên cần chú ý, nếu họ có trải nghiệm tệ khi đang truy cập website hay mua hàng trên di động thì 62% khách hàng đó có thể sẽ không quay lại mua sản phẩm đó trong những lần sau. Vì vậy nếu không thể tối ưu trải nghiệm người dùng trên di động, bạn chắc chắn sẽ mất rất nhiều cơ hội.
4 tips mà khách sạn cần lưu ý khi tối ưu hóa website cho di động gồm:
-
Cải thiện tốc độ tải của trang web: Hơn 50% người dùng rời khỏi một trang web khi nó mất hơn 3s để tải toàn bộ.
-
Đảm bảo trang web thích ứng nhiều thiết bị khác nhau: Trang web của bạn phải được hiển thị đúng và tương ứng trên tất cả giao diện thiết bị, vì bạn không thể đoán được người dùng sẽ ghé thăm website của bạn từ thiết bị nào gồm di động, tablet hay máy tính bàn.
-
Trình bày rõ ràng lời “Kêu gọi hành động” : Sử dụng màu sắc tương phản và font dễ nhìn để tăng sự nổi bật, thu hút chú ý của khách và thôi thúc họ thực hiện hành động.
-
Đề xuất những thông tin quan trọng: Tự động điền những thông tin như nơi đến, nội dung tìm kiếm về sản phẩm, hay cung cấp những liên kết dẫn đến các tìm kiếm gần đây của khách để họ có thể thao tác nhanh hơn.
3. Tập trung vào Local SEO
31% tìm kiếm về dịch vụ lưu trú được thực hiện trên công cụ Search Engine và Google Search đang là nền tảng phổ biến nhất. Một kết quả báo cáo từ Google chỉ ra rằng tìm kiếm “Gần Tôi” có tốc độ phát triển nhanh gấp 150% so với các tìm kiếm truyền thống.
Vậy hãy tham khảo những tips sau để tăng cường hiện diện khách sạn của bạn với local SEO:
-
Nghiên cứu và lập ra những từ khóa thích hợp với khu vực của bạn: Hãy suy nghĩ người dùng sẽ tìm thông tin bằng từ khóa như thế nào nếu muốn tìm một khách sạn tại khu vực của bạn.
-
Chỉnh sửa Google My Business listing của khách sạn: Listings của khách sạn có thể tùy chỉnh về dịch vụ và tiện nghi trong mục “Hotel Attributes”. Tuy nhiên, tùy chỉnh này chỉ có thể thực hiện trên desktop.
-
Khuyến khích khách hàng cho reviews: Google sử dụng reviews à một trong các yếu tố để xếp hạng website của bạn. Bạn cần khuyến khích khách hàng thực hiện reviews về dịch vụ trên những trang mạng xã hội hoặc những nền tảng đánh giá khác.
4. Nhớ rằng đa số khách hàng có sử dụng mạng xã hội
Theo Forrester, 60% khách hàng sử dụng một hoặc nhiều nền tảng mạng xã hội trong quá trình tìm kiếm thông tin, và mua sắm. Bên cạnh website, các vị khách cũng có khả năng cao ghé thăm trang Facebook, Twitter, Instagram của bạn hay thậm chí TripAdvisor để xem ratings và đọc bình luận về địa điểm của bạn.
Vì vậy, hãy nhớ luôn “chăm chút” trang mạng xã hội của mình với những cập nhật và hình ảnh để tăng tương tác với khách hàng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các kênh này một cách hiệu quả để lan truyền thông điệp, đăng tải những câu chuyện trải nghiệm tích cực của khách cũng như các thông tin mới nhất về khách sạn. Hình ảnh và video là nội dung nên được chú trọng, với những công cụ và kênh khuyên dùng là Flickr, Youtube. Đừng quên sử dụng email, đây luôn là công cụ được tin dùng rộng rãi nhất để chia sẻ những tips, lịch trình hay ý tưởng chuyến đi đến với cá nhân khách hàng.
Mạng xã hội là kênh rất phổ biến để tương tác và kết nối với người dùng.
5. Tăng hiện diện trực tuyến cùng Google Hotel Ads
Google Hotel Ads là nền tảng tìm kiếm meta, với tiền thân được biết đến với cái tên là “Google Hotel Finder” ra mắt vào năm 2011. Nền tảng hiển thị giá khách sạn và so sánh với giá trên các OTAs, cho phép hiện diện khách sạn của bạn trên Google khi khách thực hiện tìm kiếm bằng desktops, tablets hay các thiết bị di động khác.
Bằng việc cung cấp cho Google những thông tin mới nhất về giá, lượng phòng trống, loại phòng, nền tảng sẽ hiển thị quảng cáo tương ứng đến các khách hàng tương lai khi họ đang chủ động tìm kiếm về các địa điểm lưu trú trên Google Search hay Google Maps.
Ví dụ, nếu người dùng thực hiện tìm kiếm với cụm từ tổng quát như “hotel in HCM City, Vietnam”, họ sẽ thấy trang kết quả tìm kiếm được hiển thị như sau:
Xuất hiện trên đầu trang kết quả tìm kiếm là mục khách sạn, cho phép người dùng thực hiện những thiết lập lọc như số ngày ở, số khách, khoảng giá và đánh giá rating cho các khách sạn. Một khi các yếu tố này được thiết lập trong bộ lọc, người dùng sẽ được dẫn đến trang giống trên, thể hiện khách sạn phù hợp tiêu chuẩn lọc được trình bày dưới dạng list và trên bản đồ.
Sử dụng Google Hotel Ads, khách sạn sẽ đạt được các lợi ích sau:
-
Tăng lượng truy cập trực tiếp về website khách sạn. Hotel ads chứa tên khách sạn, giá và các chú thích để làm nổi bật những lợi ích đặc biệt dành cho khách khi thực hiện đặt phòng trực tiếp thông qua website khách sạn.
-
Điều chỉnh giá của khách sạn cân đối phù hợp giữa khả năng của khách sạn và hành trình của khách du lịch.
-
Gửi khách hàng đến một trang web để đặt hoặc cho phép họ đặt trên Google.
-
Chỉ trả tiền cho một quảng cáo khi có khách đặt phòng khách sạn.
Đầu Tư Vào Digital Marketing Cho Khách Sạn Của Bạn Ngay Hôm Nay
Digital Marketing nên được chú trọng trong chiến lược kinh doanh khách sạn của bạn và nó đáng để đầu tư. Bằng cách lập kế hoạch cẩn thận và áp dụng hiệu quả vô số công cụ giải pháp digital marketing, bạn sẽ thấy sự cải thiện to lớn trong kinh doanh khách sạn của mình, thu hút nhiều đặt phòng trực tiếp hơn và giảm sự phụ thuộc vào OTA. Đã đến lúc nắm bắt cơ hội để xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng tiềm năng của bạn trong kỷ nguyên số hiện đại.
Tại Hotel Link, chúng tôi cung cấp bộ công cụ kỹ thuật số gồm các giải pháp toàn diện để giúp khách sạn phát triển hiệu quả hiện diện trực tuyến và vận hành của mình. Liên hệ với chúng tôi để nhận ngay báo giá.