Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách tạo một booking trên giao diện trang Booking Details mới:
5 Mẹo xây dựng chiến lược marketing khách sạn bạn cần biết
Xây dựng chiến lượng marketing khách sạn hiệu quả cần lưu ý quan trọng 3 vấn đề: khách hàng mục tiêu, phân tích đối thủ và xác định kênh bán phòng. Trong bài viết này, Hotel Link sẽ giới thiệu đến bạn những mẹo hữu ích khi xây dựng chiến lược marketing cho khách sạn nói riêng và dịch vụ lưu trú nói chung.
Tìm hiểu nhu cầu khách hàng mục tiêu
Marketing ở bất cứ ngành nghề nào cũng cần phân tích khách hàng mục tiêu mà chúng ta hướng đến. Với marketing khách sạn, biết được rõ nhu cầu, thói quen và sở thích của khách mục tiêu giúp bạn dễ dàng tìm được nguồn khách đặt phòng tiềm năng nhất. Ví dụ, một số khách du lịch thường quan tâm đến yếu tố giá, vị trí gần trung tâm của khách sạn hoặc những ưu đãi đi kèm dịch vụ phòng như có bữa sáng, dịch vụ đưa đón tại sân bay, dịch vụ gym/spa…
Ngoài ra, với sự phát triển phổ biến của các trang đặt phòng trực tuyến (OTA) hiện nay như Booking.com, Agoda,… hành vi của khách du lịch đang dần thay đổi theo xu hướng họ sử dụng các kênh trung gian này xuyên suốt quá trình tìm kiếm thông tin, lên kế hoạch và đặt phòng của mình. Vì vậy, bạn cần phải hiểu rõ hành trình của khách đặt phòng mục tiêu để có thể đáp ứng tốt nhu cầu của họ tại tất cả các điểm chạm khách hàng.
Nhu cầu khách hàng mục tiêu rất quan trọng
Trường hợp nếu bạn đang kinh doanh homestay, đối tượng khách hàng hướng đến thường là các bạn trẻ. Cũng chính vì vậy nên việc seeding mạng xã hội được xem là hiệu quả hơn so với các kênh OTA hay marketing truyền thống.
Do đó, tùy vào từng trường hợp mà chúng ta cần phân tích rõ khách hàng mục tiêu. Tiếp theo đó tìm hiểu sở thích và kênh tìm kiếm thông dụng. Cuối cùng đánh mạnh để tăng lượng khách hàng tiềm năng.
Phân tích và học hỏi từ đối thủ
Đối thủ của bạn chắc chắn có những phương pháp tiếp cận khách hàng tốt mà bạn không biết. Đặc biệt, phân tích đối thủ còn cho bạn cái nhìn sâu sắc hơn vị trí của doanh nghiệp bạn trong bản đồ cạnh tranh nội ngành.
Một trong những yếu tố cần phân tích chính là:
-
Giá thương mại
-
Chương trình khuyến mãi
-
Kênh bán hàng
Giá thương mại
Giá là yếu tố quan trọng đánh vào tâm lý của khách hàng. Mặc dù giá rẻ chưa chắc chất lượng đã “tệ” hoặc giá cao chưa chắc chất lượng đã “tốt”. Tuy nhiên, đa số khách hàng vẫn luôn nhìn giá trước khi quyết định đặt phòng. Lời khuyên ở đây là bạn cần giữ mức giá của mình cạnh tranh so với các đối thủ ngang cấp trên thị trường, và đảm bảo giá bán phòng của bạn đồng nhất trên tất cả các kênh phân phối khác nhau, đặc biệt là giá trên website cần thống nhất với giá phòng trên các OTA. Một số công cụ sẵn có như Smart Rate sẽ hỗ trợ thực hiện quá trình kiểm tra giá này một cách hiệu quả.
Giá quyết định phần lớn đến lựa chọn của khách hàng
>> Bạn có thể tham khảo giải pháp so sánh giá đặt phòng đối thủ với giải pháp sau đây:
https://www.hotellinksolutions.com/vi/giai-phap-cong-nghe-cho-khach-san/smart-rate/
Chương trình khuyến mãi
Chương trình khuyến mãi là một phần không thể thiếu trong chiến lược marketing cho khách sạn. Bạn có thể tham khảo một số chương trình khuyến mãi dưới đây để áp dụng cho khách sạn của mình:
Ưu đãi đặt phòng ngày thường: khuyến mãi đặt phòng ngày thường giúp ổn định số lượng khách du lịch và đảm bảo doanh thu đều trong các ngày của tuần.
Khuyến mãi suất ăn: các suất ăn sáng, trưa hoặc tối không chiếm nhiều chi phí nhưng sẽ cho khách hàng có trải nghiệm ấn tượng.
Khuyến mãi số đêm ở: tặng khách thêm thời gian ở miễn phí, ví dụ đặt 2 đêm tặng thêm 1 đêm miễn phí.
Khuyến mãi khác biệt giữa các kênh bán hàng: sự chênh lệch giá giữa các kênh bán hàng giúp khách sạn tiếp cận và hướng khách hàng về kênh do mình lựa chọn. Ví dụ: bạn có thể khuyến mãi nhiều hơn khi khách hàng đặt phòng trực tiếp qua hotline, website hoặc khách walk-in.
Phát Triển Kênh Trực Tuyến
Kênh trực tuyến rất quan trọng để tăng khả năng nhận diện thương hiệu của khách sạn cũng như tăng bán phòng đáng kể cho bạn. Bạn có thể kết hợp nhiều kênh OTA với kênh marketing truyền thống. Đặc biệt đừng quên sử dụng mạng xã hội như một kênh tiếp cận nhanh nhất đến giới trẻ là những khách du lịch năng động, thường xuyên.
Chọn kênh bán và quảng bá trực tuyến hàng phù hợp
Một số kênh trực tuyến dành cho khách sạn phổ biến gồm:
-
Kênh OTA (Booking, Agoda, Expedia, Traveloka, TripAdvitsor,…
-
Website
-
Social: Facebook, Twitter, Zalo,…
-
Google Hotel Ads
-
Google Free Booking
>> Tìm hiểu thêm Google’s Free Booking Link here
Trên đây là toàn bộ các thông tin mà chúng tôi chia sẻ đến bạn về mẹo xây dựng chiến lược marketing khách sạn hiệu quả. Hy vọng những thông tin này giúp bạn có thể lập được kế hoạch marketing khách sạn hiệu quả để tăng doanh thu nhanh chóng.